Thuật ngữ cơ bản về CRM

STT THUẬT NGỮ GIẢI THÍCH
1
Tiềm năng (Lead)
– Tiềm năng (một triển vọng hay một cơ hội tiềm tàng): là đối tượng mà nhân viên kinh doanh có thể liên hệ bán hàng, thuyết phục họ mua hàng, trở thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp, cho dù khả năng là rất nhỏ.– Khách hàng tiềm năng có thể là người trong một hội nghị thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp, hay một ai đó điền vào một khuôn mẫu trên website của doanh nghiệp…
2
Chiến dịch (Campaigns)
– Chiến dịch: là một Chiến lược tiếp thị bán hàng được doanh nghiệp lập dưới dạng các kế hoạch cần thực hiện, quản lý và theo dõi.+ Mục đích chủ yếu của các Chiến dịch là để tạo ra các tiềm năng mới và chuyển đổi chúng thành các cơ hội bán hàng mới. Ngoài một Chiến dịch có thể có những Mục tiêu khác, ví dụ như nâng cao nhận thức về thương hiệu của công ty…

+ Hình thức của Chiến dịch có thể là một gửi thư thư tín trực tiếp, hội thảo, ấn bản quảng cáo, gửi email, hay các loại Hình tiếp thị khác

3
Cơ hội (Opportunities)
– Cơ hội: là những triển vọng bán hàng hay những thương vụ đang còn thương lượng. Một cơ hội sẽ bao gồm nhiều thông tin khác nhau như: tên cơ hội, tổ chức, chiến dịch, loại, số tiền, giai đoạn, tỉ lệ…+ Mỗi doanh nghiệp sẽ xác định khi nào thì Tiềm năng nên được chuyển đổi thành cơ hội. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể quyết định rằng đầu mối yêu cầu báo giá có thể được chuyển đổi thành một cơ hội.
4
Liên hệ (Contacts)
– Liên hệ: là tất cả các cá nhân liên quan đến tổ chức mà doanh nghiệp cần theo dõi. ví dụ: trưởng phòng kinh doanh hay giám đốc của một công ty…– Một liên hệ sẽ bao gồm các thông tin khác nhau như: họ và tên, chức danh, địa chỉ, số điện thoại…
5
Khách hàng (Customer)
– Là tổ chức hoặc cá nhân có phát sinh giao dịch với đơn vị
6
Báo giá ( Quote)
– Báo giá là một tài liệu bao gồm các thông tin cho việc chào bán hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng Tiềm năng trong các cơ hội bán hàng.– Nội dung báo giá thường gồm các thông tin như: Tên hàng hóa, giá bán, số lượng, hình ảnh minh họa và các điều khoản khác (nếu có).
7
Đơn đặt hàng (Order)
– Đơn đặt hàng là tài liệu giao dịch được tạo bởi người mua với người bán, Đơn đặt hàng xác định rõ loại, số lượng, giá cả của hàng hóa, dịch vụ mà người bán có thể cung cấp cho người mua.
8
Hợp đồng (Contract)
– Hợp đồng: là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp với khách hàng. Thông thường các doanh nghiệp thường sử dụng hợp đồng để xác định các điều khoản kinh doanh với khách hàng, đối tác…
9
Hóa đơn (Invoice)
– Hoá đơn là một tài liệu thương mại do người bán phát hành cho người mua, thể hiện các sản phẩm, số lượng, và giá cả cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mà người bán đã cung cấp cho người mua
10
Hàng hóa (Goods)
– Hàng hóa là sản phẩm được doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng của mình.
11
Chính sách giá (Price policy)
– Chính sách giá (Bảng giá) là một danh sách gồm tên sản phẩm và giá cả được tạo ra để phục vụ một mục đích cụ thể, một phân khúc của thị trường.+ Ví dụ: một doanh nghiệp có thể có một bảng giá bán hàng cho chính phủ, với giá được chiết khấu, hoặc bao gồm chi phí bổ sung.
12
Nhà cung cấp ( Supplier)
– Nhà cung cấp: là một tổ chức thực hiện cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu,…cho đơn vị
13
Đối tác (Partner)
– Đối tác: là một tổ chức tương tác có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy các cơ hội bán hàng đi đến thành công trên cơ sở hai bên hợp tác cùng có lợi.
14
Đối thủ (Competitor)
– Đối thủ: là một tổ chức có sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cạnh tranh với doanh nghiệp.
15
Tình huống\Yêu cầu (Requirement)
– Tình huống hoặc phiếu yêu cầu dịch vụ là một văn bản gồm các thông tin liên quan đến một vấn đề hoặc yêu cầu dịch vụ của khách hàng.
Cập nhật 28/11/2019


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Ðã dùng phần mềm là đang chuyển đổi số. Bạn đã có lộ trình?
Đăng kí ngay để nhận sách "Hướng dẫn Chuyển đổi số theo ngành nghề". Giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, mở rộng hoạt độngkinh doanh hiệu quả.