[MISAJSC]
Tìm kiếm:
Mục lục
In

1. Nội dung
Hiển thị các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp như: khả năng thanh toán, hiệu quả quản trị hàng tồn kho, hiệu quả sử dụng tài sản... giúp doanh nghiệp có đánh giá và quyết định đúng đắn trong việc đầu tư và đưa ra các kế hoạch kinh doanh.
2. Các bước thực hiện
1. Vào phân hệ Phân tích tài chính\tab Chỉ tiêu tài chính.
2. Tại mục Tình hình sức khỏe của doanh nghiệp:
  • Nhấn biểu tượng  để chọn chi nhánh và khoản thời gian muốn xem báo cáo.
  • Nếu chọn chi nhánh là Tổng công ty/Công ty, có thể tích chọn Bao gồm số liệu chi nhánh phụ thuộc để xem được số liệu của cả Tổng công ty và chi nhánh phụ thuộc.

3. Nhấn Đồng ý.
 
4. Công thức và ý nghĩa của các chỉ tiêu phân tích tình hình sức khỏe của doanh nghiệp
STT Chỉ tiêu Đơn vị Công thức Ý nghĩa Đánh giá
I Nhóm chỉ tiêu phản ánh hệ số thanh toán


1 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (tổng quát) Lần
- Đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ nần của doanh nghiệp - Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, tình hình tài chính càng lành mạnh và ngược lại.
- Thường hệ số này phải luôn luôn lớn hơn hoặc bằng 1. Hệ số này càng nhỏ hơn 1 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp càng xấu.
- Nếu chỉ tiêu này < 0,5, tình hình tài chính của doanh nghiệp ở tình trạng rất xấu.

2 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Lần
- Đo lường khả năng thanh toán tạm thời nợ ngắn hạn (những khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm) bằng các tài sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn (thường dưới 1 năm) - Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tình hình tài chính của doanh nghiệp càng lành mạnh. ớ các nước phát triển, hệ số này thường lớn hơn hoặc bằng 2.
- Trong điều kiện Việt Nam, hệ số này phải luôn luôn lớn hơn 1 . Nếu hệ số này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của doanh nghiệp càng giảm. Khi hệ số này = 0, doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
- Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào tính chất ngành nghề kinh doanh, DN thương mại hệ số này lớn hơn DN sản xuất
3 Hệ số khả năng thanh toán nhanh Lần
- Đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho (vì hàng tồn kho có tính thanh khoản rất thấp) - Hệ số này quá nhỏ DN sẽ bị giảm uy tín với bạn hàng, gặp khó khăn trong việc thanh toán với chủ nợ.
- Nếu hệ số này quá lớn phản ánh lượng tiền tồn quỹ nhiều, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Chỉ tiêu này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh
4 Hệ số khả năng thanh toán tức thời Lần
- Phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong DN - Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại.
- Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Theo kinh nghiệm, hệ số này ở trong khoảng 0,1 < H < 0,5 là hợp lý hơn cả.
5 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Ability to pay interest) Lần
- Phản ánh khả năng chi trả lãi vay của DN trong kỳ bằng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay - Chỉ tiêu này >1 chứng tỏ DN thừa khả năng chi trả lãi vay bằng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của DN lớn.
- Chỉ tiêu này <1 chứng tỏ lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay của DN không đủ để chi trả lãi vay, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn
II Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động


1 Vòng quay hàng tồn kho Vòng
- Hệ số này cho ta biết trong kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng
- Đo lường hiệu quả quản trị hàng tồn kho
- Hệ số quay vòng hàng tồn kho bình quân càng lớn thì chứng tỏ thời hạn hàng tồn kho ngắn, hàng tồn kho luân chuyển nhanh nên khả năng sinh lời lớn=> rủi ro tài chính thấp
- Chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và phụ thuộc vào việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp.
2 Vòng quay khoản phải thu Vòng
- Phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu
- Cho biết khả năng thu hồi nợ của DN
- Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốn của DN không bị chiếm dụng và không phải đầu tư nhiều vào việc thu hồi các khoản phải thu
- Chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ DN bị chiếm dụng vốn nhiều gây thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh buộc DN phải đi vay ngoài và phải trả lãi cho số vốn vay
3 Vòng quay vốn lưu động Vòng
- Đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong DN
- Chỉ tiêu này có ý nghĩa cứ bình quân 1 đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
- Số vòng lưu chuyển vốn lưu động càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ tăng, vốn lưu động của doanh nghiệp không bị ứ đọng...giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
III Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời


1 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) Lần
- Phản ánh năng lực của DN trong việc tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hoặc giá bán cao
- Cho biết một đồng doanh thu thuần mà DN thực hiện trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
- Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu => khả năng sinh lời của doanh nghiệp là lớn
2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lần
- Cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập
- Chỉ tiêu này là cung cấp cách đánh giá về khả năng đảm bảo cho tất cả mọi đối tác góp vốn với công ty
- Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất về khả năng sinh lợi. Mức tối thiểu là 0.15
- Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ lợi nhuận thu được trên một đồng vốn chủ sở hữu càng lơn => khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao
- Hệ số này > 0.2 được coi là hợp lý
3 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Lần = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân - Cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế
- Chỉ tiêu này phản ánh thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
- Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng sinh lời của DN càng lớn
- Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với người cho vay: chỉ tiêu này lớn hơn lãi suất cho vay (khoảng 8%) chứng tỏ DN sử dụng vốn có hiệu quả, có khả năng thanh toán được lãi vay
- Chỉ tiêu này thấp hơn lãi suất cho vay chứng tỏ DN mất khả năng thạnh toán lãi vay, sử dụng vốn không hiệu quả
4 Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI) Lần
- Đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư, phản ánh một đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế - Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
IV Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản


1 Hệ số nợ Lần
- Phản ánh mức độ phục thuộc tài chính của DN đối với các chủ nợ
- Cho biết một đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng vay nợ.
- Các chủ đầu tư thường thích hệ số này thấp vì để đảm bảo khả năng thanh toán nợ
- Các nhà quản lý mong muốn hệ số này thấp vì chỉ cần bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn.
- Hệ số này quá cao rủi ro tài chính lớn, DN dễ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Hệ số này thuộc khoảng ( 0.25 < H < 0.45) là hợp lý
2 Hệ số vốn chủ sở hữu Lần
- Phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, khả năng tự tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình - Hệ số này càng cao càng đảm bảo cho các món nợ cho các chủ nợ, mức độ độc lập về mặt tài chính của DN cao, rủi ro tài chính thấp, tình hình tài chính của DN lành mạnh
- Hế số này thuộc khoảng (0.55< H < 0.75) là hợp lý.
- Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, do DN phải bỏ nhiều vốn chủ sở hữu ra để đầu tư.
3 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Lần
- Đo lường quy mô của một doanh nghiệp, trong một đồng vốn chủ sở hữu có bao nhiêu đồng vay nợ - Hệ số này trong khoảng (0.33 < H < 0.82) được coi là hợp lý
4 Cơ cấu tài sản Lần
- Phản ánh tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tài sản dài hạn của DN - Hệ số này phụ thuộc vào từng loại hình kinh doanh: nếu doanh nghiệp thương mại vốn chủ yếu đầu tư vào tài sản ngắn hạn so đó hệ số này cao, còn đối với DN sản xuất thì vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn nên hệ số này thấp




Xem thêm