Tìm kiếm:
Mục lục
In

1. Định khoản
1. Trường hợp Tổng công ty cấp kinh phí cho chi nhánh (Bản chất việc chuyển tiền giữa 2 chi nhánh thì chi nhánh chuyển đi sẽ hạch toán giảm tiền gửi và chi nhánh chuyển đến sẽ hạch toán tăng tiền gửi; nhưng không có khoản tài sản hoặc phải trả tương ứng thay đổi vì vậy đơn vị thường sử dụng tài khoản trung gian TK1361)
  • Đơn vị chuyển đi: Nợ TK 1361/Có TK 112
  • Đơn vị chuyển đến: Nợ TK 112/Có TK 1361
=> Khi đó trên sổ sách của tổng công ty thì sẽ hết số dư TK 1361 nhưng trên từng chi nhánh thì vẫn có số dư này
2. Các chi nhánh thu tiền khách hàng nhưng không được phép chi tiêu mà phải chuyển lại tiền cho Tổng công ty
  • Tại chi nhánh bán hàng: Ghi nhận doanh thu và nợ tại chi nhánh, thì khi ghi nhận nợ khách hàng qua TK 131.
    • Khi thu tiền hạch toán:Nợ TK 112/Có TK 131
    • Khi chuyển tiền cho Tổng công ty sẽ hạch toán qua TK trung gian 1361 (như trường hợp trên)
  • Nếu chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc không ghi nhận doanh thu thì:
    • Khi bán ghi nhận nợ khách hàng: Nợ TK 131/Có TK 3368
    • Khi thu được tiền hạch toán: Nợ TK 112/Có TK 131
    • Khi chuyển tiền cho Tổng công ty: Nợ TK 3368/Có TK 112
    • Khi Tổng công ty nhận được tiền hạch toán: Nợ TK 112/Có TK 1368 => Đồng thời ghi nhận doanh thu: Nợ TK 1368/Có TK 511
3. Chi nhánh này cho chi nhánh kia vay tiền
  • Chi nhánh cho vay (chi nhánh chuyển đi): Nợ TK 1283 (TT200), TK 1288 (TT 133)/Có TK 112
  • Chi nhánh đi vay (chi nhánh chuyển đến): Nợ TK 112/Có TK 341
4. Chi nhánh này thu hộ chi nhánh kia và chuyển trả lại tiền đã thu hoặc chi nhánh này nhờ chi nhánh kia chi hộ sau chuyển trả tiền nhờ chi hộ
  • Khi thu hộ các chi nhánh khác: Nợ TK 112, 111/Có TK 3368 hoặc ghi nhận chi phí do chi nhánh khác chi hộ: Nợ TK 641, 642,.../Có TK 3368
  • Khi chuyển trả tiền cho chi nhánh khác: Nợ TK 3368/Có TK 112
  • Khi chi nhánh khác nhận được tiền hạch toán: Nợ TK 112/Có TK 1368
2. Mô tả nghiệp vụ
Khi phát sinh nghiệp vụ chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của chi nhánh này sang tài khoản ngân hàng của chi nhánh khác trong công ty, sẽ phát sinh các hoạt động sau:
  1. Kế toán trưởng yêu cầu Kế toán thanh toán/Kế toán ngân hàng sẽ lập Ủy nhiệm chi/Lệnh chuyển tiền hoặc Séc chuyển khoản, sau đó chuyển Ủy nhiệm chi/Lệnh chuyển tiền/Séc chuyển khoản cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
  2. Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi/Lệnh chuyển tiền/Séc chuyển khoản của công ty sẽ chuyển tiền tiền từ tài khoản ngân hàng của chi nhánh này sang tài khoản ngân hàng của chi nhánh khác.
  3. Sau khi thực hiện lệnh thành công ngân hàng sẽ Lập giấy báo Nợ hoặc chứng từ hạch toán của ngân hàng và chuyển lại cho Kế toán thanh toán/Kế toán ngân hàng.
  4. Căn cứ vào giấy báo Nợ/chứng từ hạch toán của ngân hàng, Kế toán thanh toán ghi sổ tiền gửi ngân hàng.
  5. Đồng thời ngân hàng bên chi nhánh chuyển đến khi nhận được tiền sẽ ghi nhận và báo Có cho chi nhánh.
3. Ví dụ

  • Ngày 16/1/2017, Kế toán lập ủy nhiệm chi chuyển cấp kinh phí 500.000.000đ từ Tổng công ty (Ngân hàng Ngân hàng TMCP Quân đội) sang Chi nhánh VP Hà Nội (Ngân hàng Á Châu) để hoạt động. Ngân hàng đã thực hiện chuyển thành công và phí chuyển tiền ngân hàng báo lại là 112.000đ
  • Ngày 17/1/2017, Chi nhánh VP Hà Nội nhận được giấy báo Có của Ngân hàng Á Châu về số tiền 500.000.000 do Tổng công ty chuyển
4. Xem phim hướng dẫn
 
Tải phim hướng dẫn tại đây (Xem hướng dẫn tải phim)
5. Hướng dẫn trên phần mềm
Việc chuyển tiền từ TK ngân hàng này sang TK ngân hàng khác khác chi nhánh, được thực hiện như sau:
Tại chi nhánh chuyển tiền:
1. Vào phân hệ Ngân hàng, chọn Chi tiền (hoặc vào tab Thu, chi tiền, nhấn Thêm\Chi tiền).

2. Chọn phương thức thanh toán.
3. Khai báo các thông tin chi tiết của chứng từ chi tiền.
  • Tại mục Tài khoản chi: Chọn tài khoản chuyển tiền.
  • Tại mục Nội dung TT: Chọn Chi khác.

4. Nhấn Cất.
Tại chi nhánh đơn vị nhận tiền:
1. Vào phân hệ Ngân hàng, chọn Thu tiền (hoặc vào tab Thu, chi tiền, nhấn Thêm\Thu tiền).

2. Khai báo các thông tin chi tiết của phiếu thu tiền gửi.
  • Tại mục Nộp vào TK: Chọn tài khoản nhận tiền.
  • Tại mục Lý do nộp: Chọn Thu khác.

4. Nhấn Cất.


Xem thêm