Nợ TK 152, 156, 632...Tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT)
Có các TK 111, 112, 331...Tổng giá thanh toán
2. Hạch toán khi bán hàng
Nợ TK 111, 112, 131...Tổng giá thanh toán
Có TK 511, 512...
3. Cuối kỳ (tháng/quý), Kế toán xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ
Nợ TK 511
Có TK 33311Thuế GTGT phải nộp
2. Mô tả nghiệp vụ
Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT áp dụng cho đơn vị có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý và được thực hiện như sau:
1. Tập hợp hóa đơn, chứng từ xác định giá vốn của vàng, bạc, đá quý mua vào dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng như:
Chứng từ mua vàng, bạc, đá quý không qua kho.
Phiếu xuất kho bán vàng, bạc, đá quý.
2. Tập hợp hóa đơn, chứng từ xác định doanh thu bán vàng, bạc, đá quý như:
Hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác, các khoản phụ thu, phí thu thêm (nếu có).
Hóa đơn giảm giá hàng bán, trả lại hàng bán (của hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý).
TT80-Tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên GTGT (03/GTGT)(Mẫu tờ khai theo thông tư 80/2021/TT-BTC – Áp dụng cho kỳ tính thuế bắt đầu từ 01/01/2022 trở đi)
HoặcTT119-Tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên GTGT (03/GTGT)(Mẫu tờ khai theo thông tư 119/2014/TT-BTC)
2. Chọn kỳ tính thuế và nhấn Đồng ý.
3. Nhấn Chọn CT doanh thu. Chương trình sẽ lấy lên các chứng từ thuộc kỳ tính thuế và chưa được kê lên tờ khai khác (Tờ khai thuế GTGT khấu trừ, tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu) bao gồm:
Hóa đơn bán hàng.
Hóa đơn hàng bán bị trả lại.
Hóa đơn giảm giá hàng bán
4. Bỏ tích chọn chứng từ không phải là chứng từ xác định doanh thu bán vàng, bạc, đá quý và nhấn Đồng ý.
5. Nhấn Chọn CT giá vốn. Chương trình sẽ lấy lên các chứng từ hạch toán giá vốn như: phiếu xuất kho bán hàng, chứng từ mua hàng không qua kho chuyển thẳng cho khách hàng... Thuộc kỳ tính thuế và chưa được kê lên tờ khai khác (Tờ khai thuế GTGT khấu trừ, tờ khai thuế GTGT cho dự án đầu tư, tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu).
6. Bỏ tích chọn chứng từ không phải là chứng từ hạch toán giá vốn của vàng, bạc, đá quý mua vào dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng. Nhấn Đồng ý.
7. Nhấn Cất để lưu tờ khai.
Lưu ý: Đối với dữ liệu đa chi nhánh, nếu chi nhánh nào đăng ký kê khai nộp thuế GTGT, thuế TTĐB riêng thì vào danh mục cơ cấu tổ chức của chi nhánh đó, tích chọn Kê khai thuế GTGT, TTĐB riêng, khi đó chi nhánh mới có quyền lập tờ khai thuế GTGT, thuế TTĐB riêng cho chi nhánh. Khi lập tờ khai thuế GTGT, thuế TTĐB ở tổng công ty, hệ thống sẽ tự động lấy dữ liệu từ các hóa đơn mua vào, bán ra của các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không tích chọn Kê khai thuế GTGT, TTĐB riêng.
4.2. Lập tờ khai bổ sung
Mẫu tờ khai bổ sung theo TT80 - tính năng đang phát triển
1. Vào phân hệ Thuế, nhấn Thêm và chọn
TT80-Tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên GTGT (03/GTGT)(Mẫu tờ khai theo thông tư 80/2021/TT-BTC – Áp dụng cho kỳ tính thuế bắt đầu từ 01/01/2022 trở đi)
HoặcTT119-Tờ khai thuế GTGT trực tiếp trên GTGT (03/GTGT)(Mẫu tờ khai theo thông tư 119/2014/TT-BTC)
2. Thiết lập kỳ tính thuế.
Khi chọn kỳ tính thuế đã được lập tờ khai, chương trình sẽ tự động tích chọn ô Tờ khai bổ sung.
Tại mục Ngày lập KHBS: nhập ngày lập tờ khai bổ sung.
3. Nhấn Đồng ý.
4. Tại tab Tờ khai: Nhập lại các giá trị kê khai đúng.
5. Nhấn Tổng hợp KHBS. Chương trình sẽ tự động cập nhật thông tin vào Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh tại tab 01/KHBS. 6. Khai báo bổ sung các thông tin Nội dung giải thích và tài liệu đính kèm (nếu có).