1. Định khoản
1. Thu tiền khách hàng
Nợ TK 112 Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
Có TK 131 Phải thu của khách hàng
2. Ghi nhận chiết khấu thanh toán khách hàng được hưởng
Nợ TK 635 Tiền chiết khấu thanh toán
Có TK 131 Phải thu của khách hàng
2. Mô tả nghiệp vụ
Khi khách hàng chuyển khoản hoặc mang tiền nộp vào tài khoản ngân hàng của công ty để trả nợ tiền hàng, quy trình qua các bước sau:
-
- Khách hàng lập Ủy nhiệm chi/lệnh chi chuyển tiền trả cho đơn vị qua ngân hàng.
- Ngân hàng phục vụ khách hàng thực hiện chuyển tiền sang Ngân hàng đơn vị thụ hưởng, Ngân hàng đơn vị thụ hưởng sẽ căn cứ vào số tiền chuyển khoản nhận được, lập giấy báo Có để xác nhận tiền đã về tài khoản của công ty
- Hàng ngày, Kế toán thanh toán sẽ ra ngân hàng để lấy sổ phụ ngân hàng (bảng sao kê các giao dịch, giấy báo Nợ, giấy báo Có) hoặc do ngân hàng gửi trước file mềm cho đơn vị hoặc Kế toán tra cứu trực tiếp trên Internet.
- Căn cứ vào giấy báo Có, Kế toán thanh toán hạch toán ghi giảm công nợ cho khách hàng, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.
3. Ví dụ
Ngày 03/02/2017, công ty TNHH Tiến Đạt trả nợ tiền hàng, số tiền: 95.067.500đ. Do thanh toán đúng hạn, công ty TNHH Tiến Đạt được hưởng chiết khấu thanh toán 2%.
4. Xem phim hướng dẫn
Tải phim hướng dẫn tại đây (Xem hướng dẫn tải phim)
5. Hướng dẫn trên phần mềm
1. Vào phân hệ Ngân hàng, chọn Thu tiền khách hàng (hoặc vào tab Thu, chi tiền, nhấn Thêm\Thu tiền khách hàng).
2. Khai báo thông tin thu tiền khách hàng:
-
- Chọn phương thức thanh toán, loại tiền thanh toán.
- Tại mục Khách hàng: chọn khách hàng trả nợ.
- Tại mục Ngày thu tiền: nhập ngày thực hiện thu tiền khách hàng.
- Tại mục NV bán hàng: chọn nhân viên tương ứng (trường hợp muốn theo dõi tình hình thu hồi công nợ theo nhân viên bán hàng).
- Tại mục Nộp vào TK: chọn tài khoản nhận tiền của khách hàng.
3. Nhấn Lấy dữ liệu, chương trình sẽ tự động hiển thị danh sách các chứng từ công nợ theo thông tin đã khai báo.
4. Tích chọn chứng từ được khách hàng thanh toán tiền nợ.
5. Trường hợp số tiền khách hàng thanh toán nhỏ hơn số nợ thực tế trên chứng từ, cần nhập lại số tiền khách hàng trả nợ vào cột Số thu. Hoặc có thể nhập tổng số tiền thu được vào mục Số tiền để chương trình tự động phân bổ vào các chứng từ công nợ theo quy tắc, chứng từ nào phát sinh trước sẽ được trả trước.
6. Khai báo thông tin chiết khấu thanh toán khách hàng được hưởng (nếu có).
7. Nhấn Thu tiền, chương trình sẽ tự động sinh ra chứng từ Thu tiền gửi từ khách hàng.
8. Kiểm tra lại và khai báo bổ sung các thông tin của chứng từ.
9. Nhấn Cất.
Lưu ý:
- Chương trình sẽ tự động cập nhật lại số còn phải thu của khách hàng trên tab Công nợ của phân hệ Bán hàng.
- Có thể chọn cách lập chứng từ thu tiền gửi thông thường để ghi nhận số tiền thu được của khách hàng trong trường hợp:
- Không có nhu cầu theo dõi công nợ nhà khách hàng chi tiết theo từng hóa đơn.
- Có nhu cầu theo dõi công nợ khách hàng chi tiết theo từng hoá đơn, nhưng tại thời điểm trả không xác định được hoá đơn cần trả. => Sau khi lập chứng từ thu tiền gửi, kế toán sẽ sử dụng chức năng Đối trừ chứng từ để bù trừ công nợ của khách hàng.