Phân bổ chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, khác

1. Nội dung

Chức năng Phân bổ chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí khác cho công trình, đơn hàng, hợp đồng, đơn vị được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp có nhiều đơn vị muốn tập hợp được chi phí, xác định được lãi lỗ thực tế cho từng đơn vị.
  • Doanh nghiệp muốn tập hợp được chi phí, xác định được lãi lỗ thực tế cho từng công trình/đơn hàng/hợp đồng.
  • Doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh cần phân tách, hoặc các lĩnh vực chịu thuế TNDN khác nhau muốn tập hợp được chi phí, xác định được lãi lỗ thực tế cho từng lĩnh vực kinh doanh.

2. Các bước thực hiện

1. Vào menu Nghiệp vụ\Tổng hợp\Phân bổ chi phí BH, QLDN, khác.

2. Nhấn Thêm.
3. Chọn kỳ phân bổ chi phí và chọn phân bổ chi phí cho đơn vị hay công trình, đơn hàng, hợp đồng.

4. Nhấn Đồng ý. Chương trình sẽ hiển thị danh sách các chi phí cần phân bổ phát sinh trong kỳ bao gồm:

    • Với thông tư 200: Tài khoản 632x, 635x, 641x, 642x, 811x
    • Với thông tư 133: Tài khoản 632x, 635x, 642x, 811x

5. Tại tab Chi phí: tích chọn các tài khoản chi phí cần phân bổ và nhập tỷ lệ phân bổ.

6. Tại tab Phân bổ: Phân bổ chi phí đã chọn tại tab Chi phí cho các đối tượng phân bổ bằng cách:

    • Nhấn vào biểu tượng
    • Tích chọn các đối tượng cần phân bổ chi phí. Nhấn Chọn.


    • Nhấn Phân bổ. Chương trình sẽ tự động phân bổ chi phí cho từng đối tượng phân bổ theo tiêu thức Doanh thu. (có thể thay đổi lại số phân bổ bằng cách nhập lại thông tin tại cột Tỷ lệ (%) hoặc Số tiền).

7. Nhấn Cất.

3. Lưu ý

Sau khi phân bổ chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí khác cho công trình, đơn hàng, hợp đồng, đơn vị. Chương trình sẽ cập nhật kết quả phân bổ lên các báo cáo liên quan để xác định lãi lỗ thực tế cho từng công trình, đơn hàng, hợp đồng đơn vị như: Báo cáo chi tiết lãi lỗ theo đơn vị, Báo cáo tổng hợp lãi lỗ theo đơn vị, Báo cáo tổng hợp lãi lỗ theo công trình…

Cập nhật 19/12/2019


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Ðã dùng phần mềm là đang chuyển đổi số. Bạn đã có lộ trình?
Đăng kí ngay để nhận sách "Hướng dẫn Chuyển đổi số theo ngành nghề". Giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, mở rộng hoạt độngkinh doanh hiệu quả.