Tạm ứng cho nhân viên thông qua chuyển khoản ngân hàng

1. Định khoản

Nợ TK 141         Tạm ứng

Có TK 112    Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)

2. Mô tả nghiệp vụ

Nhân viên nhận được nhiệm vụ phân công của lãnh đạo doanh nghiệp như đi công tác, đi mua hàng… sẽ chuẩn bị giấy đề nghị tạm ứng và thực hiện công việc tạm ứng. Quy trình tạm ứng được thực hiện như sau:

  1. Nhân viên làm đề nghị tạm ứng kèm theo quyết định cử đi công tác, đi mua hàng hóa và dự trù chi phí chuyển cho phụ trách bộ phận.
  2. Phụ trách bộ phận căn cứ vào quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp, dự trù kinh phí kiểm tra đầy đủ và hợp lý sẽ ký vào giấy đề nghị tạm ứng.
  3. Giấy đề nghị tạm ứng và toàn bộ hồ sơ liên quan được chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
  4. Sau khi được ký duyệt giấy đề nghị tạm ứng được chuyển cho Kế toán thanh toán để lập Ủy nhiệm chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
  5. Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi của công ty sẽ chuyển tiền vào tài khoản của nhân viên, đồng thời lập giấy báo Nợ.
  6. Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, Kế toán thanh toán sẽ hạch toán, đồng thời ghi sổ tiền gửi ngân hàng.

3. Ví dụ

Ngày 13/02/2017, nhân viên Hoàng Ngọc Mai đề nghị tạm ứng tiền đi công tác, số tiền 3.000.000đ. Kế toàn làm thủ tục chuyển tiền từ ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam vào tài khoản của nhân viên.

4. Xem phim hướng dẫn

Tải phim hướng dẫn tại đây (Xem hướng dẫn tải phim)

5. Hướng dẫn trên phần mềm

5.1. Trường hợp nhân viên gửi yêu cầu tạm ứng online trên hệ thống AMIS.VN
(Đang trong giai đoạn phát triển)
5.2. Trường hợp không sử dụng tính năng gửi yêu cầutạm ứng online trên hệ thống AMIS.VN
1. Vào phân hệ Ngân hàng, chọn Chi tiền (hoặc vào tab Thu, chi tiền, nhấn Thêm\Chi tiền).

2. Chọn phương thức thanh toán.
3. Khai báo các thông tin chi tiết của chứng từ chi tiền.

  • Tại mục Tài khoản chi: chọn tài khoản chi tiền.
  • Tại mục Nội dung TT: chọn Tạm ứng cho nhân viên.
  • Tại mục Đối tượng: chọn nhân viên tạm ứng.



4. Nhấn Cất.

Cập nhật 17/12/2019


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Ðã dùng phần mềm là đang chuyển đổi số. Bạn đã có lộ trình?
Đăng kí ngay để nhận sách "Hướng dẫn Chuyển đổi số theo ngành nghề". Giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, mở rộng hoạt độngkinh doanh hiệu quả.