Thanh lý, nhượng bán TSCĐ

1. Định khoản

1. Ghi giảm TSCĐ được thanh lý, nhượng bán
Nợ TK 214 Giá trị đã hao mòn
Nợ TK 811 Giá trị còn lại
     Có TK 211 Nguyên giá
2. Ghi nhận khoản thu do thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Nợ các TK 111, 112, 131… Tổng giá thanh toán
     Có TK 711
     Có TK 3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
3. Và ghi nhận chi phí chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Nợ TK 811
Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
     Có các TK 111, 112,… Tổng giá thanh toán 

2. Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ, thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

  1. Các bộ phận khi có nhu cầu thanh lý tài sản, lập tờ trình về việc thanh lý tài sản chuyển cho Ban giám đốc phê duyệt.
  2. Ban giám đốc phê duyệt và ra quyết định thanh lý tài sản, thành lập hội đồng thanh lý tài sản. Hội đồng thanh lý TSCĐ gồm đại diện bộ phận sử dụng, Kế toán TSCĐ, Giám đốc hoặc Kế toán trưởng.
  3. Hội đồng thanh lý TSCĐ ký hợp đồng thanh lý và thực hiện thanh lý tài sản cố định. Sau khi thực hiện thanh lý, lập biên bản họp thanh lý và chuyển các chứng từ thanh lý TSCĐ cho bộ phận kế toán.
  4. Kế toán bán hàng căn cứ vào hồ sơ thanh lý, nhượng bán TSCĐ tiến hành xuất hóa đơn bán hàng và ghi nhận thu nhập từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
  5. Kế toán TSCĐ căn cứ vào hồ sơ thanh lý, nhượng bán TSCĐ thực hiện việc ghi giảm TSCĐ vào sổ, hủy thẻ tài sản cố định và phản ánh các chi phí có liên quan tới việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

3. Ví dụ

Ngày 01/05/2017 đơn vị tiến hành nhượng bán cho công ty TNHH Minh Anh một máy photocopy Ricoh 4900 đang sử dụng tại bộ phận kinh doanh

    • Nguyên giá : 40.000.000đ, giá trị hao mòn lũy kế: 6.666.668đ. 

Thu nhập từ nhượng bán: 35.000.000đ, VAT: 10%, đơn vị chưa thu được tiền.

4. Xem phim hướng dẫn

 

Tải phim hướng dẫn tại đây (Xem hướng dẫn tải phim)

5. Hướng dẫn trên phần mềm

Nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ được thực hiện trên phần mềm theo các bước sau:

Bước 1: Ghi giảm TSCĐ mang đi thanh lý
1. Vào phân hệ Tài sản cố định, chọn Ghi giảm (hoặc vào tab Ghi giảm, nhấn Thêm).

2. Khai báo TSCĐ bị ghi giảm.

  • Chọn lý do ghi giảm là Nhượng bán, thanh lý.
  • Tab Tài sản: khai báo thông tin tài sản bị ghi giảm, đồng thời chọn lại thông tin TK xử lý giá trị còn lại là TK 811.

  • Tab Hạch toán: ghi nhận bút toán ghi giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán.


3. Nhấn Cất.
Lưu ý: Đối với dữ liệu hạch toán đa chi nhánh và sử dụng cả hai hệ thống sổ (tài chính và quản trị), tài sản được ghi giảm khi đang làm việc tại chi nhánh nào, sổ nào chỉ được lưu trên chi nhánh đó và sổ đó.

Bước 2: Hạch toán doanh thu và chi phí (nếu có) do thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Tùy thuộc vào phương thức thanh toán mà nghiệp vụ này sẽ được thực hiện trên phân hệ Quỹ, Ngân hàng hoặc Tổng hợp. Ví dụ: trên phân hệ Tổng hợp.
1. Vào phân hệ Tổng hợp, chọn Chứng từ nghiệp vụ khác (hoặc vào tab Chứng từ NVK, nhấn Thêm\Chứng từ nghiệp vụ khác).

2. Khai báo chứng từ
ghi
nhận doanh thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

  • Tại tab Hàng tiền: Hạch toán bút toán ghi nhận thu nhập từ nhượng bán TSCĐ

  • Tại tab Thuế: Khai báo thông tin thuế GTGT và hóa đơn để chương trình cập nhật lên tờ khai.

3. Nhấn Cất.

 

Cập nhật 19/12/2019


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Ðã dùng phần mềm là đang chuyển đổi số. Bạn đã có lộ trình?
Đăng kí ngay để nhận sách "Hướng dẫn Chuyển đổi số theo ngành nghề". Giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, mở rộng hoạt độngkinh doanh hiệu quả.