1. Trang chủ
  2. Hướng dẫn sử dụng AMIS Kế toán
  3. Hướng dẫn nghiệp vụ
  4. Tài sản cố định
  5. Nhận tài sản từ cấp trên điều chuyển, từ góp vốn, từ cho, biếu, tặng

Nhận tài sản từ cấp trên điều chuyển, từ góp vốn, từ cho, biếu, tặng

1. Định khoản

1. Nhận tài sản từ cấp trên điều chuyển

  •  Đơn vị nhận tài sản là đơn vị hạch toán phụ thuộc

Nợ TK 211Nguyên giá của tài sản điều chuyển
     Có TK 214 Khấu hao luỹ kế đến thời điểm điều chuyển theo giá trị sổ sách của nơi điều chuyển
     Có TK 336 Giá trị còn lại

  • Đơn vị nhận tài sản là đơn vị hạch toán độc lập

     Nợ TK 211Nguyên giá của tài sản điều chuyển
     Nợ TK 1331 Thuế GTGT đầu vào
     Có TK 3388 Phải trả phải nộp khác
2. Nhận tài sản từ góp vốn
Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Nợ TK 212 Tài sản cố định thuê tài chính
Nợ TK 213 Tài sản cố định vô hình
Nợ TK 217 Bất động sản đầu tư
     Có TK 411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu
3. Nhận tài sản từ cho, biếu, tặng
Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Nợ TK 213 Tài sản cố định vô hình
     Có TK 711 Thu nhập khác

2. Mô tả nghiệp vụ

Nghiệp vụ nhận TSCĐ từ cấp trên điều chuyển đến, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

  1. Thành lập hội đồng đánh giá gồm đại diện các bên nhận tài sản và bên điều chuyển tài sản đến để tiếp nhận hoặc định giá lại TSCĐ mang điều chuyển.
  2. Sau tiếp nhận hoặc định giá được TSCĐ mang điều chuyển, kế toán lập biên bản giao nhận TSCĐ.
  3. Sau khi giao TSCĐ cho bên nhận tài sản điều chuyển, đại diện các bên giao, bên nhận ký vào Biên bản giao nhận TSCĐ.
  4. Căn cứ vào Biên bản định đánh giá TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ… kế toán hạch toán và ghi tăng TSCĐ trên sổ TSCĐ. Tại đơn vị nhận tài sản cố định sẽ ghi nhận nguyên giá theo giá của hội đồng định giá xác định.

Nghiệp vụ nhận góp vốn bằng TSCĐ, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

  1. Đối với tài sản nhận dưới hình thức góp vốn hoặc giao vốn, doanh nghiệp khi nhận tài sản sẽ nhận luôn Biên bản bàn giao tài sản cố định.
  2. Bên góp vốn (hoặc cấp vốn) và doanh nghiệp (gồm Kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị) ký biên bản giao, nhận tài sản.
  3. Kế toán tài sản nhận các chứng từ liên quan đến tài sản (Bản giao nhận TSCĐ, Hợp đồng góp vốn…), đồng thời ghi sổ kế toán.

Nghiệp vụ nhận tài trợ, biếu, tặng TSCĐ, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

  1. Đối với tài sản được tài trợ, biếu, tặng, doanh nghiệp khi nhận tài sản sẽ nhận luôn Biên bản bàn giao tài sản cố định.
  2. Bên tài trợ, biếu, tặng và doanh nghiệp (gồm Kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị) ký biên bản giao, nhận tài sản.
  3. Kế toán tài sản nhận các chứng từ liên quan đến tài sản, đồng thời ghi sổ kế toán.

3. Ví dụ

Ngày 22/03/2017 đơn vị hạch toán phụ thuộc nhận được một máy xúc HITACHI ZX 330 từ Tổng công ty điều chuyển sang.

    • Tài sản có nguyên giá là 200.000.000đ, được mua ngày 05/03/2015 (chưa đưa vào sử dụng), thời gian khấu hao của máy xúc là 5 năm. 

4. Xem phim hướng dẫn

 

Tải phim hướng dẫn tại đây (Xem hướng dẫn tải phim)

5. Hướng dẫn trên phần mềm

Nghiệp vụ nhận tài sản được điều chuyển từ cấp trên được thực hiện trên phần mềm theo các bước sau:

Bước 1: Hạch toán nghiệp vụ tăng TSCĐ do cấp trên điều chuyển
1. Vào phân hệ Tổng hợp, chọn Chứng từ nghiệp vụ khác (hoặc vào tab Chứng từ NVK, nhấn Thêm\Chứng từ nghiệp vụ khác).

2. Khai báo chứng từ hạch toán tăng TSCĐ do cấp trên điều chuyển.

3. Nhấn Cất.

 

Bước 2: Ghi tăng TSCĐ vào sổ TSCĐ
1. Vào phân hệ Tài sản cố định, chọn Ghi tăng (hoặc vào tab Ghi tăng, nhấn Thêm).

2. Khai báo thông tin về TSCĐ do cấp trên điều chuyển.

  • Tab Thông tin chung: khai báo các thông tin về tài sản như tên, loại, đơn vị sử dụng, nước sản xuất…

Lưu ý: 

  • Với các tài sản cũ đã hết khấu hao nhưng vẫn được sử dụng hoặc chưa khấu hao hết nhưng bị mất… nếu đơn vị vẫn muốn theo dõi trên sổ tài sản, thì khi ghi tăng sẽ chọn trạng thái của tài sản là , đồng thời tích chọn vào thông tin Không tính khấu hao.
  • Có thể đính kèm các tài liệu như Biên bản giao nhận tài sản, Hồ sơ kỹ thuật,… vào thông tin TSCĐ được ghi tăng.
  • Tab Thông tin khấu hao: khai báo thông tin phục vụ cho việc quản lý và tính khấu hao TSCĐ như thời gian sử dụng, nguyên giá, thời gian sử dụng…

Lưu ý: Với những TSCĐ có quy định về mức tối đa khi tính khấu hao, nếu tích chọn thông tin Giới hạn giá trị tính KH theo luật thuế TNDN và nhập Giá trị tính KH theo luật, thì khi thực hiện tính khấu hao TSCĐ hàng tháng, phần chênh lệch giữa Giá trị KH hàng tháng với Giá trị tính KH theo luật (chênh lệch > 0) sẽ được tính vào chi phí không hợp lý. 

  • Tab Thiết lập phân bổ: chọn đối tượng sẽ được phân bổ chi phí khi thực hiện tính khấu hao TSCĐ hàng tháng. => Chương trình mặc định đối tượng phân bổ theo thông tin Đơn vị sử dụng bên tab Thông tin chung, nhưng cho phép chọn lại thành: công trình, đối tượng tập hợp chi phí, đơn vị, đơn hàng, hợp đồng.

  • Tab Nguồn gốc hình thành: nhập nguồn gốc hình thành tài sản. Đồng thời, chọn chứng từ hạch toán ghi nhận tăng TSCĐ do cấp trên điều chuyển đã lập ở bước 1.

3. Nhấn Ghi tăng.
Lưu ý:

  • Trường hợp TSCĐ được cấu thành từ nhiều bộ phận hoặc có các phụ tùng kèm theo, Kế toán có thể khai báo thông tin trên tab Bộ phận cấu thànhDụng cụ, phụ tùng kèm theo để quản lý.
  • Đối với dữ liệu hạch toán đa chi nhánh và sử dụng cả hai hệ thống sổ (tài chính và quản trị), TSCĐ được
    ghi tăng khi đang làm việc tại chi nhánh nào, sổ nào sẽ chỉ được lưu
    trên chi nhánh đó và sổ đó. Trường hợp muốn lấy thông tin
    TSCĐ đã khai báo từ sổ này sang sổ khác, Kế toán có thể sử dụng chức năng Lấy TSCĐ từ hệ thống quản trị (hoặc ngược lại). Đồng thời không được đặt mã tài sản trùng nhau giữa các chi nhánh và hệ thống sổ.
Cập nhật 19/12/2019


Bài viết này hữu ích chứ?

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS với gần 200.000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng

Bài viết liên quan

Ðã dùng phần mềm là đang chuyển đổi số. Bạn đã có lộ trình?
Đăng kí ngay để nhận sách "Hướng dẫn Chuyển đổi số theo ngành nghề". Giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, mở rộng hoạt độngkinh doanh hiệu quả.